Phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm không dùng vacxin (10/05/2016)

Bạn Hoàng Khánh Hưng (Đồng Nai) có nhiều năm công tác trong ngành thú y, đã đúc kết được phương pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm nhỏ lẻ mang lại hiệu quả cao về kinh tế, an toàn vệ sinh thực phẩm, không cần dùng vacxin miễn phí. NNVN trân trọng giới thiệu nội dung bài viết này.


Nuôi gà quy mô nông hộ.

LTS: NNVN vừa nhận được bài viết của bạn Hoàng Khánh Hưng (Đồng Nai) có nhiều năm công tác trong ngành thú y, đã đúc kết được phương pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm nhỏ lẻ mang lại hiệu quả cao về kinh tế, an toàn vệ sinh thực phẩm, không cần dùng vacxin miễn phí. NNVN trân trọng giới thiệu nội dung bài viết này.

Một số dịch bệnh truyền nhiễm như tai xanh, lở mồm long móng, dịch tả trên heo/trâu bò và cúm gia cầm thường xuyên đe dọa đàn vật nuôi. Thep pháp lệnh về thú y, đây là các bệnh bắt buộc người chăn nuôi phải tiêm phòng (trừ tai xanh). Tuy nhiên, Nhà nước vẫn chưa bắt buộc do ý thức của người chăn nuôi, nhỏ lẻ còn thấp, do vậy dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra.

Để đảm bảo an toàn dịch bệnh, Nhà nước phải bao cấp vacxin và công tiêm phòng cho bệnh tai xanh, dịch tả và cúm gia cầm. Còn đối với bệnh lở mồm long móng trên heo, bò do không bao cấp vacxin nên đã bùng phát dịch lớn năm 2011. Đến nay chỉ có các ổ dịch nhỏ, rải rác, nhưng nguy cơ bùng phát là rất lớn.

Câu hỏi cần đặt ra là dịch bệnh nguy hiểm thì luôn phát triển theo hướng xuất hiện các bệnh mới, liệu ngân sách có thể chi hoài khi xuất hiện nhiều bệnh nguy hiểm? Mặc dù đã hỗ trợ các biện pháp phòng chống bệnh nhưng đàn gia súc, gia cầm vẫn không tránh được nguy cơ nổ ra dịch bệnh khác. Và nếu chi miễn phí cho tất cả các bệnh thì có đảm bảo được lợi nhuận do ngành chăn nuôi tạo ra hay không, vì lợi nhuận do chăn nuôi nhỏ lẻ tạo ra thì ít, trong khi nhà nước phải chi ngân sách cho tiêm phòng (tiền vacxin, công tiêm và chi phí quản lý) thì nhiều.

Mặt khác chi như vậy là không công bằng với người tiêu dùng, vì thực tế người tiêu dùng phải mua sản phẩm động vật với giá rất cao do vừa phải mua sản phẩm động vật với giá thị trường, vừa phải đóng thuế để tạo ngân sách để có thể chi cho phí tiêm phòng miễn phí. Do vậy có thể nói biện pháp tiêm phòng miễn phí hiện nay là không khả thi.

Theo sự hiểu biết của tôi thì vẫn có phương pháp không phải tiêm phòng mà dịch bệnh vẫn không thể bùng phát trong đàn gia súc, gia cầm nuôi nhỏ lẻ. Điều này không phải tiêu tốn ngân sách, mà nếu có tiêu tốn thì chỉ tốn rất ít mà thôi. Tôi xin trình bày cách thức như sau:

I/ Nguyên lý bùng phát dịch bệnh và thực tế các đợt dịch

1/ Tìm hiểu nguyên lý của bùng phát dịch bệnh động vật

a/ Giải thích từ ngữ của Pháp lệnh Thú y

Dịch bệnh động vật là một bệnh truyền nhiễm thuộc Danh mục các bệnh phải công bố dịch hoặc Danh mục các bệnh nguy hiểm của động vật làm động vật mắc bệnh, chết nhiều hoặc làm lây lan trong một hoặc nhiều vùng.

Ổ dịch động vật là nơi đang có bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật thuộc Danh mục các bệnh phải công bố dịch hoặc Danh mục các bệnh nguy hiểm của động vật.

Vùng có dịch là vùng có nhiều ổ dịch đã được cơ quan thú y có thẩm quyền xác định.

b/ Nguyên lý

Theo giải thích tại Pháp lệnh Thú y, có thể hiểu sự bùng phát dịch bệnh (dịch bệnh động vật) trên gia súc, gia cầm là việc xuất hiện ổ dịch mang bệnh truyền nhiễm và ổ dịch đó làm lây lan qua các đàn gia súc, gia cầm khác, tạo ra một hoặc nhiều vùng có dịch.

Như vậy cũng có thể hiểu sự bùng phát dịch bệnh động vật chỉ có thể xảy ra khi đáp ứng được 2 điều kiện: Có ổ dịch mang bệnh truyền nhiễm và ổ dịch đó phải lây lan thành nhiều ổ dịch khác (thành 1 hoặc nhiều vùng có dịch).

Qua nhiều năm công tác trong ngành thú y, là người thường xuyên trực tiếp xử lý các lò mổ lậu và dập dịch, tôi nhận thấy rằng: Ở thời kỳ đầu của các đợt dịch, do ý thức phòng chống dịch của người chăn nuôi còn thấp, nên khi thấy đàn heo của mình chữa không được mà còn trở nặng, họ không báo với chính quyền địa phương mà thường là bán đổ, bán tháo cho các lò mổ lậu (mới dám mua).

Vì vậy tại thời kỳ này kiểm tra các lò mổ lậu thường phát hiện rất nhiều heo bệnh và cuộc đời của những con heo này sẽ được kết thúc bằng 1,2, 3 hoặc 4 con đường: Vận chuyển, giết mổ, buôn bán như heo không mắc bệnh, vì thế dịch bệnh có điều kiện phát tán. Đến khi chết nhiều quá không bán được thì người chăn nuôi vứt đầy ra môi trường (rừng, sông, suối, ven đường…) làm ô nhiễm môi trường. Với gia cầm cũng vậy. Và cuối cùng là sự bùng phát dịch bệnh.

Từ những phân tích, giải thích như trên có thể suy luận: Dịch bệnh chỉ có thể xảy ra (bùng phát) khi và chỉ khi đáp ứng được 2 điều kiện: Một là, có động vật mắc bệnh truyền nhiễm. Hai là, động vật mắc bệnh đó phải được vận chuyển, giết mổ, buôn bán hoặc bị vứt ra môi trường sống làm ô nhiễm môi trường. Vì vậy muốn dịch bệnh không xảy ra, cách đơn giản nhất là chỉ cần cắt đứt điều kiện thứ hai là được.

Trong đó các điều kiện được hiểu là:

- Ở điều kiện 1: Sự xuất hiện ổ dịch thường là do có sự trỗi dậy của virus ở ổ dịch cũ, hoặc gia súc gia cầm bệnh (hoặc nhiễm bệnh) ở nơi khác được mang tới.

- Ở điều kiện 2: Thực tế cho thấy, sự lây lan từ 1 ổ dịch để tạo thành nhiều ổ dịch thì chỉ và buộc phải qua 1 (hoặc nhiều hơn) trong 4 con đường: Vận chuyển, giết mổ, buôn bán hoặc làm ô nhiễm môi trường.

Sự lây lan qua 4 con đường được hiểu như sau:

Vận chuyển: Nếu một xe có chuyên chở một lô heo bệnh đi từ điểm A đến điểm B, thì các hộ chăn nuôi nằm trên đường đi của xe heo bệnh sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh. Hoặc chiếc xe này sau đó chở nhiều lô heo khác thì các lô heo này sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao do phương thức truyền lây của dịch bệnh…

Giết mổ: Trong một lò giết mổ (chủ yếu là lò lậu) nếu giết mổ một con heo bệnh thì sự lây lan dịch bệnh sẽ rất cao do chất thải giết mổ sẽ đi ra cống, rãnh, sông suối làm lây lan dịch bệnh.

Buôn bán: Việc mua một lô heo bệnh hoặc nhiễm bệnh về trại sẽ làm lây lan cho các con khác. Việc mua nhầm sản phẩm từ heo bệnh như thịt, lòng, xương nếu người tiêu dùng mua về sử dụng cũng sẽ làm lây bệnh cho heo nhà qua phương thức truyền lây vì khi mua về phải tiếp xúc với miếng thịt để rửa và sau đó chăm sóc cho đàn heo. Việc cầm nắm và nước rửa thịt sẽ làm đàn heo nhiễm bệnh.

Ô nhiễm môi trường: Gia súc, gia cầm bệnh chết bị vứt vào rừng sẽ bị chuột, chim đến ăn rồi sau đó di chuyển vào các trang trại làm lây lan dịch bệnh. Nếu bị vứt ra sông, suối thì dịch bệnh sẽ được hòa vào nước đến các trang trại có tiếp xúc với nước đó và gây bệnh. Ngoài ra, vi khuẩn đậm đặc ở một khu vực sẽ làm phát tán (do gió) để lây lan dịch bệnh.

Theo HOÀNG KHÁNH HƯNG (nongnghiep.vn)
Share on Facebook   Share on Twitter Share on Google Share on Buzz
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA VIETGAP

Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0243.634.1933 ext. 150

Email: vietgap@fsi.org.vn

Hotline: 0904.628.499

| |
Copyright © 2014 VietGap - All Right Reserved.
Đang online: 111
Tổng truy cập: 36940782