Trồng nhãn tiêu da bò VietGAP (24/02/2017)

Nhằm giới thiệu và nhân rộng mô hình sản xuất cây ăn trái theo quy trình VietGAP, Phòng NN-PTNT Kế Sách (Sóc Trăng) phối hợp cùng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh và xã An Lạc Tây tổ chức hội thảo giới thiệu mô hình sản xuất nhãn tiêu da bò...


Trao chứng nhận VietGAP cho HTXNN Thắng Lợi

Nhằm giới thiệu và nhân rộng mô hình sản xuất cây ăn trái theo quy trình VietGAP, Phòng NN-PTNT Kế Sách (Sóc Trăng) phối hợp cùng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh và xã An Lạc Tây tổ chức hội thảo giới thiệu mô hình sản xuất nhãn tiêu da bò và trao giấy chứng nhận VietGAP cho HTX Nông nghiệp Thắng Lợi. Đây là đơn vị đầu tiên trên địa bàn huyện Kế Sách đạt được chứng nhận này với quy mô 10,50ha của 11 hộ là thành viên.

Phân tích nguyên nhân chọn cây nhãn để xây dựng mô hình đầu tiên sản xuất theo VietGAP, ông Phạm Văn Tân, Trưởng phòng NN-PTNT Kế Sách cho biết huyện có diện tích trồng nhãn hơn 2.900ha, chủ yếu là giống nhãn tiêu da bò, tập trung tại các xã có địa hình cao cặp theo sông Hậu. Sản lượng nhãn lên đến hơn 30 ngàn tấn/năm. Riêng xã An Lạc Tây có diện tích chuyên canh nhãn là 658ha. Tuy nhiên, trái nhãn chủ yếu được tiêu thụ nội địa thông qua thương lái nên giá cả bấp bênh, tình trạng “được mùa, mất giá”, “vào vụ giá rớt” vẫn xảy ra.

Để từng bước khắc phục tình trạng trên, Phòng NN-PTNT Kế Sách chủ trì xây dựng mô hình sản xuất nhãn theo quy trình VietGAP tại HTX Nông nghiệp Thắng Lợi nhằm duy trì và phát triển bền vững vùng trồng nhãn của xã An Lạc Tây nói riêng, huyện Kế Sách nói chung; nâng cao giá trị sản phẩm, bảo đảm chất lượng, an toàn và bền vững. Qua đó giúp nông dân tăng lợi nhuận từ cây nhãn và thay đổi tập quán canh tác theo hướng tiên tiến, phù hợp với yêu cầu của thị trường...

 

Chia sẻ với các đại biểu và nhà vườn tham dự hội thảo, Giám đốc HTX Nông nghiệp Thắng Lợi Nguyễn Hiền Hòa cho biết để tổ chức sản xuất theo quy trình VietGAP nhà vườn cần được tập họp lại trong HTX để có thể sản xuất, vận hành hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) theo quy trình GAP và liên kết tiêu thụ sản phẩm. HTX cũng là đầu mối để đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tập thể cho sản phẩm chủ lực tại địa phương.

Được biết, trong năm 2017, bưởi da xanh Kế Thành và cam sành Ba Trinh, hai loại cây trồng chủ lực của huyện đã có nhãn hiệu hàng hóa, sẽ tiếp tục được xây dựng mô hình sản xuất theo quy trình VietGAP.

Theo VŨ BÁ QUAN (nongnghiep.vn)
Share on Facebook   Share on Twitter Share on Google Share on Buzz
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA VIETGAP

Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0243.634.1933 ext. 150

Email: vietgap@fsi.org.vn

Hotline: 0904.628.499

| |
Copyright © 2014 VietGap - All Right Reserved.
Đang online: 207
Tổng truy cập: 38879345