Công nghệ và khuyến nông thúc đẩy sản xuất (13/10/2016)

Từ năm 2015 đến nay, Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông (Viện Khoa học nông nghiệp VN) đã thực hiện được nhiều chương trình ý nghĩa, mang lại kết quả thiết thực, góp phần nâng cao thu nhập cho đồng bào miền núi tỉnh Hà Giang.


Mô hình sx lúa Japonica tại Hà Giang cho giá trị kinh tế cao gấp 1,5 lần các giống lúa thông thường

Về công tác nghiên cứu, chuyển giao TBKT và khuyến nông, Trung tâm đã xây dựng mô hình khuyến nông chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô tại 3 huyện: Vị Xuyên, Bắc Mê và Bắc Quang. Diện tích trồng ngô là 90ha. Năng suất ngô bình quân trong mô hình đạt 68 tạ/ha, giúp bà con tăng thu nhập thêm 25 - 40% so với phương thức canh tác truyền thống.

Dự án cũng thực hiện hai mô hình khuyến công, đó là hỗ trợ 2 máy làm đất đa năng, 1 máy giep hạt kết hợp bón phân cho nông dân huyện Vị Xuyên; 1 hệ thống thiết bị sấy, làm sạch, đất tại huyện Bắc Mê...

Trung tâm phối hợp với Sở NN-PTNT Hà Giang chuyển giao, xây dựng mô hình phát triển giống lúa Japonica ĐS-1, với quy mô 20ha. Tổ chức khảo nghiệm sản xuất giống đậu tương mới NAS-S1 trong vụ thu đông 2014 tại huyện Xín Mần, năng suất đạt bình quân 17 - 19 tạ/ha, cao hơn giống DT84 2 - 3 tạ/ha. Xây dựng 4ha mô hình sản xuất cam sạch bệnh tại xã Trung Thành (Vị Xuyên). Mô hình sinh trưởng, phát triển tốt, tương đối sạch bệnh.

Trên cơ sở kết quả mô hình khuyến nông chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô, đã chỉ đạo chuyển đổi. Cụ thể, năm 2015 chuyển đổi 856,45ha; năm 2016 chuyển đổi 456ha đất lúa sang trồng ngô. Căn cứ vào kết quả mô hình sản xuất lúa Japonica ĐS-1 của Trung tâm, năm 2015 Hà Giang nhân rộng được 305ha lúa ĐS1 hàng hóa. Năm 2016, tiếp tục nhân rộng được 499ha. Năng suất bình quân đạt 56 - 60 tạ/ha. Với giá bán 13.000 đồng/kg, giá trị thực tế của lúa Japonica cao gấp 1,5 lần so với lúa hàng hóa khác. Bước đầu đã hình thành vùng sản xuất lúa hàng hóa ổn định cho 2 huyện Yên Minh và Mèo Vạc.

Song song với đó, triển khai chương trình 30A tại huyện Xín Mần (Hà Giang), các đơn vị trực thuộc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam đã chọn thuần thành công các giống lúa Già Đui, Nậm Xít. Lượng giống thuần chất lượng tốt cung ứng mở rộng sản xuất đại trà.

Năm 2016, Viện Nghiên cứu rau quả triển khai dự án xây dựng mô hình thâm canh cam theo hướng VietGAP có ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến tiết kiệm nước tại xã Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang. Quy mô thực hiện 3,5ha.

Viện Khoa học - kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã nghiên cứu chọn một số giống cây ăn quả ôn đới (hồng, lê, đào) có chất lượng để xây dựng vườn khảo nghiệm đánh giá giống.

Thông qua chương trình hợp tác giữa Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông và các đơn vị thuộc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, một số tiến bộ kỹ thuật mới đã được giới thiệu và chuyển giao trong sản xuất. Đồng thời, góp phần chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang các đối tượng cây trồng giá trị kinh tế cao hơn. Các mô hình được bà con đánh giá cao.

Một số nội dung chính trong biên bản hợp tác giữa Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông với Sở NN-PTNT Hà Giang: - Chuyển giao các tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất.

- Liên kết với một số đơn vị thuộc Sở NN-PTNT Hà Giang để tổ chức nhân và sản xuất được các giống lúa, lạc, đậu tương phẩm cấp cao để cung ứng giống cho tỉnh và các địa phương khác.

- Tiếp tục chọn lọc, tuyển chọn giống và hoàn thiện quy trình sản xuất giống lúa Japonica phù hợp cho từng tiểu vùng sinh thái, nhằm phát triển lúa hàng hóa.

- Xây dựng mô hình trình diễn khuyến nông về thâm canh tổng hợp cho cây lúa, chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô và các cây trồng ngắn ngày khác...

- Xây dựng mô hình canh tác cây ăn quả có múi, cây ăn quả ôn đới, nghiên cứu đề xuất giải pháp tổ chức lại sản xuất của nông dân, củng cố hệ thống khuyến nông cơ sở...

 

Theo ĐỒNG THÁI (nongnghiep.vn)
Share on Facebook   Share on Twitter Share on Google Share on Buzz
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA VIETGAP

Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0243.634.1933 ext. 150

Email: vietgap@fsi.org.vn

Hotline: 0904.628.499

| |
Copyright © 2014 VietGap - All Right Reserved.
Đang online: 176
Tổng truy cập: 36974902