An Giang: Tái cơ cấu ngành lúa gạo hướng tới xuất khẩu (19/11/2016)

Tỉnh An Giang xác định thế mạnh là nông nghiệp, tập trung nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững, trong đó tái cơ cấu ngành quun trọng này là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay.


Sản xuất lúa trên cánh đồng lớn

Mục tiêu là làm chuỗi giá trị SX hàng hóa nông sản nâng lên và tăng lợi nhuận cho nông dân. Bên cạnh chính sách đầu tư hạ tầng kỹ thuật, ngành nông nghiệp giữ vai trò đầu mối liên kết nông dân với DN, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, SX nông sản chất lượng an toàn và hiệu quả. Duy trì tốc độ tăng trưởng, hiệu quả giá trị gia tăng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng và đẩy mạnh xuất khẩu. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân ngành nông nghiệp là 3,35%/năm trong giai đoạn 2015 - 2020.

Theo dự kiến An Giang tăng diện tích SX lúa có tham gia thực hiện mô hình liên kết 80.000ha vào năm 2020 phù hợp với tình hình năng lực thu mua của các doanh nghiệp trong tổng số 250.000ha lúa quy hoạch. Quy hoạch 22.000ha diện tích SX giống dựa trên các tổ đội nhân giống hiện có nhằm phấn đấu trở thành tỉnh cung ứng giống mạnh nhất vùng ĐBSCL và cả nước nói chung.

Số diện tích lúa còn lại khoảng 148.000ha sẽ tiếp tục SX lúa chất lượng cao có áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến như "3 giảm 3 tăng" và "1 phải 5 giảm" để nâng cao chất lượng gạo đáp ứng yêu cầu thị trường xuất khẩu truyền thống.

Ông Trần Anh Thư, GĐ Sở NN-PTNT An Giang cho biết, mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp là duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua năng suất, chất lượng, hiệu quả và giá trị gia tăng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng và đẩy mạnh xuất khẩu.

Đồng thời tái cơ cấu ngành lúa gạo đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP… gắn với nhu cầu thị trường, cụ thể 20.000ha lúa Jasmine cung cấp cho thị trường Trung Quốc, Mỹ và châu Phi; 10.000 ha nếp ở Phú Tân quy hoạch đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu mục tiêu ở Trung Quốc, Indonesia và Malaysia; 50.000ha có liên kết sẽ tập trung quy hoạch SX các giống lúa chất lượng cao cung cấp cho thị trường Trung Đông, Hoa Kỳ, Tây Âu, Brazil, Peru... Diện tích lúa còn lại sẽ tập trung SX lúa hạt dài thường để đáp ứng cho thị trường các nước châu Phi, Nga, Indonesia, Trung Quốc…


Sản xuất nông nghiệp gắn với thị trường giúp người nông dân tăng lợi nhuận

Ngoài ra quy hoạch vùng SX các giống lúa đặc sản trồng ở vùng cao Bảy Núi như lúa Nàng nhen 600 ha ở (Tri Tôn và Tịnh Biên), lúa mùa nổi 400 ha ở (Tri Tôn) và việc quy hoạch này phải có gắn kết chuỗi liên kết DN tiêu thụ.

Đối với vùng sản xuất lúa nổi, tiến hành xây dựng thành vùng sản xuất sản phẩm sạch, sản phẩm hữu cơ (có kết hợp phát triển du lịch lúa mùa nổi) cung cấp cho thị trường trong nước thông qua các hệ thống siêu thị Coopmart và Metro và phần còn lại tập trung một số thị trường cao cấp tiềm năng như Úc, Đan Mạch, Hà Lan...thông qua các Chương trình hợp tác Quốc tế để giới thiệu sản phẩm này.

Theo LÊ HOÀNG VŨ (nongnghiep.vn)
Share on Facebook   Share on Twitter Share on Google Share on Buzz
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA VIETGAP

Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0243.634.1933 ext. 150

Email: vietgap@fsi.org.vn

Hotline: 0904.628.499

| |
Copyright © 2014 VietGap - All Right Reserved.
Đang online: 161
Tổng truy cập: 38842163