Khánh Hòa: Chứng nhận 3 sản phẩm an toàn theo VietGAP (13/03/2020)

Ngày 26/12, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Khánh Hòa đã tổ chức hội nghị tổng kết mô hình chuỗi cung cấp sản phẩm an toàn theo VietGAP.

Ngày 26/12, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Khánh Hòa đã tổ chức hội nghị tổng kết mô hình chuỗi cung cấp sản phẩm an toàn theo VietGAP.


3 sản phẩm gồm thịt lơn, thịt gà và xoài ở Khánh Hòa vừa chứng nhận VietGAP
.

Ông Chu Đức Hùng, Trưởng phòng Chế biến thương mại, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Khánh Hòa, cho biết: Để triển khai thực hiện mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm thịt gia súc, gia cầm và quả xoài, Chi cục đã phối hợp với phòng Kinh tế TP Cam Ranh và các huyện Diên Khánh, Cam Lâm đánh giá, lựa chọn cơ sở chăn nuôi, các hộ dân và vùng trồng để triển khai.

Theo đó, 6 cơ sở sản xuất ban đầu được lựa chọn gồm: 2 cơ sở chăn nuôi gia nuôi gia súc, gia cầm: trại chăn nuôi heo của Cty TNHH SX TM Cường Long Phát, xã Diên Lâm, huyện Diên Khánh, với sản lượng 360 tấn/năm; trại chăn nuôi gà của hộ kinh doanh Hiến Hà, xã Cam Thành Nam, TP Cam Ranh, với sản lượng 30 tấn/năm. 4 tổ hợp tác trồng xoài thuộc huyện Cam Lâm như tổ hợp tác trồng xoài Khánh Hòa Food, thị trấn Cam Đức gồm 18 hộ, với diện tích hơn 31 ha, sản lượng hơn 158 tấn; tổ hợp tác trồng xoài Cam Hải Tây - Cam Đức gồm 13 hộ, diện tích hơn 15 ha, sản lượng 82 tấn/năm; tổ hợp tác trồng xoài Cam Hiệp Bắc gồm 7 hộ, diện tích 12 ha, sản lượng 61 tấn và tổ hợ tác trồng xoài Cam Hiệp Nam gồm 4 hộ, với diện tích 3,6 ha, sản lượng 20 tấn.

Sau khi lựa chọn cơ sở ban đầu tham gia các mô hình, Chi cục đã phối hợp Trung tâm Chất lượng nông lâm sản vùng 3 và các đơn vị chuyên môn, UBND các địa phương tổ chức đào tạo, phổ biến kiến thức về ATTP.


Sản phẩm xoài VietGAP của tổ hợp tác trồng xoài Cam Hiệp Nam, huyện Cam Lâm.

Đồng thời, Chi cục đã tổ chức liên kết trong tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt tiêu thụ sản phẩm thịt heo giữa các cơ sở chế biến chăn nuôi nem chua, chả lụa với cơ sở chăn nuôi. Và, các cơ sở tham gia chuỗi đã ký cam kết ghi nhớ tiêu thụ các sản phẩm sau khi được chứng nhận VietGAP.

Ngoài ra, Chi cục còn tổ chức các cơ sở tham quan học tập kinh nghiệm về triển khai xây dựng, kiểm soát ATTP nông sản an toàn theo chuỗi tại tỉnh Đồng Nai và Ninh Thuận.


Nem chả Mao được sử dụng sản phẩm thịt lợn an toàn của Cty TNHH SX TM Cường Long Phát
.

Cũng theo ông Hùng, để được chứng nhận sản xuất VietGAP, các cơ sở tham gia mô hình phải thiết lập hệ thống quản lý chất lượng, lưu trữ hồ sơ ghi chép quá trình sản xuất từ khâu trồng trọt, chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, đến chế biển. Đối với khâu này, Chi cục đã cử cán bộ trực tiếp để tư vấn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng cho các hộ thành viên tham gia mô hình, phù hợp với quy định VietGAP cho từng mô hình, thực tế và dễ áp dụng.

Song song đó, thường xuyên theo dõi, hướng dẫn người dân thực hiện ghi chép nhật ký sản xuất, quy định về sử dụng BVTV, thuốc kháng sinh, bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo sản phẩm thu hoạch đúng thời gian cách ly, chất lượng tốt.

Kết quả, sau thời gian triển khai, các cơ sở ban đầu đã được Trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản vùng 3 chứng nhận VietGAP.

Theo KIM SƠ (nongnghiep.vn)
Share on Facebook   Share on Twitter Share on Google Share on Buzz
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA VIETGAP

Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0243.634.1933 ext. 150

Email: vietgap@fsi.org.vn

Hotline: 0904.628.499

| |
Copyright © 2014 VietGap - All Right Reserved.
Đang online: 159
Tổng truy cập: 38825724