Hưng Yên ứng dụng hệ thống OTAS vào quản lý, cấp chứng nhận mã số vùng trồng (09/09/2019)

UBND tỉnh Hưng Yên vừa ban hành Kế hoạch 114/KH-UBND về Ứng dụng hệ thống/tiêu chuẩn OTAS trong quản lý và cấp chứng nhận mã số vùng trồng cây ăn quả phục vụ xuất khẩu trên địa bàn tỉnh...


Hưng Yên ưu tiên đầu tư 35 dự án nông nghiệpNhững thông tin cần biết về mã số vùng trồng

Việc ứng dụng hệ thống/tiêu chuẩn sẽ giúp cung cấp sản phẩm có chất lượng, an toàn và bền vững được các thị trường quốc tế chấp nhận, nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm của tỉnh.

Theo đó, hệ thống này sẽ giúp chuẩn hóa dữ liệu vùng trồng cây ăn quả chủ lực của tỉnh để quản lý và cấp giấy chứng nhận mã số vùng trồng cây ăn quả phục vụ xuất khẩu, theo yêu cầu bắt buộc của các thị trường như Mỹ, Úc, Châu Âu, Trung Quốc,… Ngăn ngừa sự giả mạo mã số vùng trồng, nguồn gốc xuất xứ ảnh hưởng uy tín của người dân, doanh nghiệp và thương hiệu của tỉnh.

Tối ưu hóa lợi ích của tỉnh và nhân dân trong hoạt động liên kết sản xuất, thương mại và tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp an toàn thông qua việc ứng dụng hệ thống/tiêu chuẩn OTAS. Đảm bảo tính minh bạch trong việc truy xuất và xác thực xuất xứ nguồn gốc hàng hóa bằng hệ thống thông tin quản lý bởi các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, đảm bảo yêu cầu về các điều kiện kiểm dịch thực vật của các nước nhập khẩu.

Bên cạnh đó,  giúp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về ATTP, tăng cường năng lực quản lý, kiểm tra, đánh giá, giám sát, kiểm soát chất lượng, quản lý sinh vật gây hại phục vụ xuất khẩu. Nâng cao nhận thức của người dân trong việc tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn trong nước và quốc tế về kiểm dịch thực vật và ATTP, sử dụng phân bón, thuốc BVTV đảm bảo yêu cầu về dư lượng của các nước nhập khẩu để nâng cao giá trị hàng nông sản và phát triển thương hiệu của tỉnh đáp ứng hàng rào kỹ thuật càng chặt chẽ đặt ra ở các thị trường có giá trị cao.

Cùng đó, sẽ giúp cung cấp sản phẩm có chất lượng, an toàn và bền vững được các thị trường quốc tế chấp nhận, nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm của tỉnh.

Kế hoạch sẽ thực hiện theo các giai đoạn như sau: Năm 2019 sẽ tiến hành rà soát, tổng hợp các vùng trồng đã được cấp mã số vùng trồng. Phối hợp với Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I và các đơn vị liên quan thí điểm một số sản phẩm cây ăn quả như nhãn, chuối… để đưa xuất khẩu thử nghiệm tại các thị trường mới.


Kế hoạch thực hiện năm 2020.

Các năm tiếp theo, đối với các vùng chưa được ứng dụng sẽ tiếp tục tiến hành khảo sát, đánh giá các vùng trồng mới trên các loại cây trồng để ứng dụng hệ thống/tiêu chuẩn OTAS. Căn cứ vào nhu cầu của các đơn vị có vùng sản xuất nhãn, vải, chuối… dự kiến mỗi năm tiếp tục cấp 02 mã số vùng trồng mới để ứng dụng hệ thống phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.

Kinh phí thực hiện năm 2019 sẽ sử dụng nguồn đã được cấp cho Sở NN-PTNT và các đơn vị liên quan từ dự toán ngân sách 2019 để chi cho các hoạt động như: phân tích đất trồng, nước tưới, sản phẩm, tập huấn kỹ thuật sản xuất an toàn, cấp chứng nhận VietGAP. Tổng kinh phí năm 2020 và các năm tiếp theo là 1,5 tỷ đồng…

Theo HƯNG GIANG (nongnghiep.vn)
Share on Facebook   Share on Twitter Share on Google Share on Buzz
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA VIETGAP

Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0243.634.1933 ext. 150

Email: vietgap@fsi.org.vn

Hotline: 0904.628.499

| |
Copyright © 2014 VietGap - All Right Reserved.
Đang online: 305
Tổng truy cập: 38758767